Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử cắt của dầm bê tông cốt thép có lỗ mở hình tròn và hình chữ nhật trong nhịp chịu cắt

  • Nguyễn Trung Hiếu Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Đặng Việt Hưng Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Anh Tuấn Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn và Xây dựng Nam Giang, Bắc Giang, Việt Nam
Từ khóa: Dầm, lỗ mở, lực cắt, phá hoại, mô hình giàn ảo

Tóm tắt

Mục tiêu của bài báo nhằm đánh giá ảnh hưởng của lỗ mở hình tròn và hình chữ nhật trên kết cấu dầm bê tông cốt thép (BTCT) với tỷ lệ nhịp chịu cắt/chiều cao làm việc nhỏ. 03 mẫu dầm BTCT với cùng kích thước hình học, cấu tạo cốt thép và cường độ bê tông được chế tạo và tiến hành thí nghiệm. 01 mẫu dầm không có lỗ mở là mẫu đối chứng, 02 mẫu còn lại lần lượt có một lỗ mở hình tròn và một lỗ mở hình chữ nhật trong nhịp chịu cắt (hai lỗ mở có cùng diện tích). Lỗ mở hình tròn có đường kính d0 = 100 mm và lỗ mở hình chữ nhật có kích thước 80 ´ 120 mm. Các mẫu dầm được thí nghiệm đến phá hoại theo sơ đồ ba điểm tải, với tỷ lệ nhịp chịu cắt/chiều cao làm việc a/d =1,48, nhằm xác định cơ chế phá hoại, dạng nứt xiên, độ võng và khả năng chịu cắt. Các kết quả thu được cho thấy lỗ mở hình tròn và hình chữ nhật, khi nằm trên đường nối giữa điểm tác dụng tải trọng và gối tựa, làm giảm đáng kể khả năng chịu cắt của dầm. Bên cạnh đó, một công thức đơn giản, dựa trên cơ sở mô hình giàn ảo, được đề xuất nhằm xác định khả năng chịu cắt của dầm BTCT có lỗ mở. Kết quả tính toán theo công thức này cho kết quả dự báo phù hợp với kết quả thực nghiệm..

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-11-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học