Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt thép chế tạo bằng bê tông cốt sợi polypropylene

  • Dương Xuân Hải Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Đại Dương Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Đức Huy Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Đức Huy Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Mai Phi Khanh Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Trung Hiếu Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: sợi polypropylene, dầm bê tông cốt thép, ứng xử uốn, nứt, độ cứng

Tóm tắt

Nội dung bài báo trình bày nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chế tạo bằng bê tông cốt sợi polypropylene (PP). 05 mẫu dầm BTCT có cùng kích thước hình học, cấu tạo cốt thép được chế tạo. 01 dầm được chế tạo bằng bê tông nặng thông thường, không có cốt sợi PP là dầm đối chứng. 04 dầm còn lại được chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP, trong đó 02 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 0,5%, 02 dầm có hàm lượng cốt sợi bằng 1% (theo thể tích). Kết quả thí nghiệm uốn cho thấy: (1) ứng xử uốn của dầm BTCT chế tạo bằng bê tông cốt sợi PP với hàm lượng bằng 0,5% và 1% không có sự khác biệt đáng kể; (2) cốt sợi PP có vai trò rõ rệt trong việc hạn chế sự phát triển vết nứt, qua đó tăng độ cứng và khả năng chịu lực của dầm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
25-11-2024
Chuyên mục
Bài báo khoa học