Đánh giá tác động của lớp phủ đến nhiệt độ bề mặt đất và phân bố không gian nhiệt độ tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng ảnh viễn thám

  • Khúc Thành Đông Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Đình Trọng Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hà Thị Hằng Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hà Trung Khiên Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Nhiệt độ bề mặt đất, Landsat-8, NDVI, NDBI

Tóm tắt

Hiện nay, quá trình đô thị hóa với sự phát triển nhanh chóng về mật độ và không gian của đô thị gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ bề mặt đất (LST) tại các thành phố lớn của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat8-OLI để xây dựng bản đồ phân bố không gian của LST trên địa bàn thành phố Hà Nội và chiết xuất giá trị LST dọc theo một số tuyến đường tại thời điểm ngày 14/09/2020. Mô hình tương quan giữa LST và các chỉ số khác biệt thực vật (NDVI), chỉ số khác biệt xây dựng (NDBI) được xây dựng kết hợp với các ngưỡng giá trị của NDVI để đánh giá tác động của các bề mặt lớp phủ khác nhau đến LST. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khu vực trung tâm có mật độ xây dựng cao và tại các tuyến đường, nhiệt độ bề mặt cao hơn so với nhiệt độ trung bình toàn bộ khu vực nghiên cứu từ 1-3 °C. Giá trị hệ số tương quan của các mô hình đạt R = -0,204 và R = 0,697 lần lượt cho LST-NDVI và LST-NDBI. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tăng chỉ số NDBI ở các lớp phủ khác nhau đều dẫn đến việc tăng nhiệt độ bề mặt, trong khi tại các ngưỡng giá trị khác nhau của chỉ số NDVI tạo ra xu hướng thay đổi khác nhau của nhiệt độ bề mặt.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học

Most read articles by the same author(s)