SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM CỐT LIỆU KHI TRỘN ĐẾN CÁC TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG SỬ DỤNG CỐT LIỆU TỰ NHIÊN VÀ CỐT LIỆU BÊ TÔNG NGHIỀN

  • Tống Tôn Kiên Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng
  • Lê Trung Thành Bộ Xây dựng
  • Phạm Thị Vinh Lanh Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
  • Phùng Văn Lự Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả so sánh ảnh hưởng của loại cốt liệu và trạng thái ẩm của cốt liệu đến các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông sử dụng cốt liệu tự nhiên (CLTN và cốt liệu bê tông nghiền (CLBTN)). Các loại cốt liệu tự nhiên (CLTN), CLBTN được chuẩn bị ở 3 trạng thái độ ẩm là khô hoàn toàn, bán bão hòa khô bề mặt và bão hòa khô bề mặt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, độ sụt ban đầu của hỗn hợp bê tông phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước nhào trộn, còn tổn thất độ sụt phụ thuộc vào loại cốt liệu và trạng thái ẩm của cốt liệu. Tốc độ tổn thất độ sụt của bê tông sử dụng CLBTN ở trạng thái khô hoàn toàn là lớn nhất. Các mẫu bê tông sử dụng CLBTN có cường độ giảm từ 15% đến 33% so với mẫu bê tông ĐC, mức độ giảm tùy thuộc vào loại CLBTN cũng như trạng thái ẩm của cốt liệu sử dụng. Bê tông sử dụng CLBTN ở trạng thái bán bão hòa khô bề mặt cho cường độ nén cao nhất, còn khi sử dụng CLBTN ở trạng thái bão hòa khô bề mặt lại có thể làm giảm cường độ nén do tăng cao tỷ lệ nước/xi măng và sự tách nước của cốt liệu trong hỗn hợp bê tông.

Từ khóa: Cốt liệu bê tông nghiền (CLBTN); bê tông cốt liệu tái chế (BTCLTC); phế thải phá dỡ công trình (PTXD).

Nhận ngày 27/3/2015, chỉnh sửa ngày 17/4/2015, chấp nhận đăng 30/6/2015

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
30-06-2015
Chuyên mục
Bài báo khoa học