NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GẠCH KHÔNG NUNG VÀ VỮA TỪ PHẾ THẢI CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Tống Tôn Kiên Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng
  • Nguyễn Mạnh Phát Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng
  • Phạm Hữu Hanh Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng
  • Lưu Văn Sáng Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt

Gạch không nung đã và đang được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam để thay thế gạch đất sét nung, điều đó đưa lại cả hiệu quả về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, để sản xuất loại vật liệu này vẫn phải sử dụng nguồn cốt liệu tự nhiên và chất kết dính xi măng có giá thành cao, phát thải CO2 cao. Bên cạnh đó lượng lớn phế thải xây dựng (PTXD), phế thải khai thác đá và phế thải công nghiệp khác (như tro bay và xỉ lò cao của công nghiệp nhiệt điện và luyện kim) vẫn chưa được tận dụng hiệu quả. Trong những năm gần đây, chất kết dính có thành phần gồm xỉ lò cao nghiền mịn, tro bay và dung dịch kiềm đã được nhiều nghiên cứu quan tâm sử dụng thay thế xi măng nhằm sản xuất vữa không xi măng và gạch xây không những bền vững, mà còn thân thiện với môi trường. Do đó, nghiên cứu này khảo sát khả năng chế tạo vữa và gạch xây không nung sử dụng chất kết dính kiềm hoạt hóa thay thế hoàn toàn xi măng từ việc tận dụng đồng thời 2 loại phế thải là xỉ lò cao nghiền mịn kết hợp với tro bay và cát tái chế từ PTXD, phế thải đá mạt để thay thế cát tự nhiên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ nén của các loại vật liệu này đạt ≥5,0 MPa và chất lượng tương đương với vữa và gạch không nung sử dụng xi măng poóc lăng.

Từ khóa: Cốt liệu tái chế; xỉ lò cao nghiền mịn; kiềm hoạt hóa; phế thải xây dựng.

Nhận ngày 25/5/2016, chỉnh sửa ngày 15/6/2016, chấp nhận đăng 16/01/2017

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-01-2017
Chuyên mục
Bài báo khoa học

Most read articles by the same author(s)