Nghiên cứu đánh giá sức kháng uốn của bê tông chất lượng siêu cao: thực nghiệm và mô hình số

  • Ngô Quý Tuấn Khoa Cơ khí và Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 đường Phùng Hưng, thành phố Huế, Việt Nam
  • Phạm Duy Hòa Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Bình Hà Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Bá Danh Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Khúc Đăng Tùng Khoa Cầu Đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Bê tông chất lượng siêu cao (UHPC), cường độ chịu kéo, ứng xử uốn, mô hình Drucker-Prager, phương pháp phần tử hữu hạn, phần mềm ANSYS APDL

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm và mô hình số xác định sức kháng uốn của bê tông chất lượng siêu cao (UHPC). Phương pháp thực nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn chế tạo và thí nghiệm vật liệu UHPC NF P18-470 của hiệp hội xây dựng Pháp. Mô hình số được thực hiện bằng phần mềm ANSYS APDL, trong đó vật liệu UHPC sử dụng mô hình đàn dẻo Drucker – Pracger cải tiến được gọi là mô hình DP – Bê tông. Kết quả nghiên cứu cho thấy UHPC với hàm lượng cốt sợi thép 2% theo thể tích có cường độ chịu kéo khi uốn lên đến 8 MPa, giới hạn đàn hồi khi kéo 6,9 MPa, đồng thời cường độ chịu kéo được duy trì sau khi xuất hiện vết nứt đầu tiên. Vật liệu UHPC sử dụng mô hình DP – Bê tông có sự tương đồng rất lớn khi so sánh đường quan hệ tải trọng – độ võng thu được từ mô hình số với thực nghiệm, đây được xem là phương pháp đầy triển vọng khi ứng dụng để mô hình hoá ứng xử cơ học vật liệu UHPC.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
30-05-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học