Phát triển du lịch cộng đồng tại làng truyền thống ngoại thành Hà Nội - lấy làng cựu làm trường hợp nghiên cứu

  • Lê Quỳnh Chi

Tóm tắt

Khu vực ngoại thành Hà Nội - theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng (2008) - chứa đựng số lượng

lớn các làng truyền thống có giá trị về kiến trúc, cảnh quan, môi trường sinh thái và môi trường nhân văn. Trong 20 năm gần đây, dưới áp lực của toàn cầu hóa và đô thị hóa, các ngôi làng này đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp về cảnh quan văn hóa và sự suy giảm dân số. Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã nhận diện và đề xuất chiến lược bảo tồn giá trị truyền thống tại làng. Tuy nhiên, do số lượng các làng truyền thống lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, thiếu nguồn kinh phí cho cải tạo nâng cấp, nên việc gìn giữ và phát triển các làng truyền thống còn nhiều hạn chế. Phát triển du lịch cộng đồng hiện được xem là cách tiếp cận phù hợp với đặc điểm nguồn lực và điều kiện hiện có của địa phương, cũng như tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển thu nhập tại chỗ. Bài báo tập trung nghiên cứu mô hình du lịch cộng đồng của làng truyền thống (bao gồm làng xã nông nghiệp và làng nghề) trên cơ sở khai thác quỹ kiến trúc truyền thống, đặc điểm không gian văn hóa và xã hội tại các làng truyền thống ngoại thành Hà Nội. Làng Cựu, một làng truyền thống nằm tại khu vực phía Nam Hà Nội, nơi vẫn còn lưu giữ không gian kiến trúc cảnh quan lịch sử, hiện đang đối mặt với vấn đề hoang hóa, được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu cụ thể. Phần đề xuất sẽ đưa ra những khuyến nghị về khai thác không gian kiến trúc cảnh quan truyền thống và vai trò của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng nơi đây.

Từ khóa: Làng truyền thống; ngoại thành; du lịch cộng đồng; Hà Nội.

Nhận ngày 01/9/2017; sửa xong 21/9/2017; chấp nhận đăng 26/9/2017

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-10-2017
Chuyên mục
Bài báo khoa học