Nhận diện giá trị giao thoa văn hóa Đông - Tây trong không gian kiến trúc quy hoạch và thách thức cho công tác bảo tồn làng Cựu, Phú Xuyên, Hà Nội

  • Lê Quỳnh Chi

Tóm tắt

Trong lịch sử Việt Nam, làng ra đời rất sớm và không ngừng phát triển qua từng thời kỳ. Làng cổ mang trong mình giá trị vật thể: không gian kiến trúc quy hoạch chứa đựng giá trị văn hoá, phương thức xây dựng, vật liệu truyền thống... và giá trị phi vật thể bao gồm lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, tinh thần cố kết cộng đồng… Hiện nay, theo quy hoạch chung Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7/2011, làng cổ đã được nhìn nhận là một thành phần quan trọng cấu thành nên hệ thống di sản Hà Nội. Tuy nhiên, dưới áp lực của đô thị hóa, của sự chuyển đổi về mặt kinh tế và xã hội, không gian kiến trúc cảnh quan lịch sử tại các làng cổ đang xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ biến mất. Bài nghiên cứu nhận diện giá trị giao thoa văn hóa Đông - Tây độc đáo tại làng truyền thống Việt do ảnh hưởng của Pháp trong giai đoạn 1920 - 1945; đồng thời đề cập đến các thách thức làng truyền thống ở ngoại thành Hà Nội hiện đang đối mặt, lấy làng Cựu, huyện Phú Xuyên, Hà Nội làm trường hợp cụ thể để nghiên cứu. Nghiên cứu đóng góp trong việc nhìn nhận giá trị của làng truyền thống một cách toàn diện và tìm ra phương hướng bảo tồn thích hợp, cân bằng giữa bảo tồn phát triển

Từ khoá: Làng truyền thống; ngoại thành; bảo tồn; kiến trúc; cảnh quan; Hà nội.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
21-07-2017
Chuyên mục
Bài báo khoa học