ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH TRONG CÔNG TÁC ĐO BÓC TIÊN LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG: THUẬN LỢI VÀ RÀO CẢN

  • Lê Thị Hoài Ân Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng
  • Nguyễn Liên Hương Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, Mô hình thông tin công trình (BIM) được xem như là một trong những xu hướng phát triển của ngành xây dựng trong tương lai. Các công cụ của BIM đã hỗ trợ tối đa cho việc thực hiện các dự án xây dựng từ bước thiết kế ý tưởng cho đến khi vận hành dự án. Nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng BIM ở nhiều nhiệm vụ khác nhau trong ngành xây dựng như thiết kế (3D), đo bóc tiên lượng, lập kế hoạch và quản lý tiến độ (4D), lập dự toán và quản lý chi phí (5D). Ở Việt Nam, BIM đã từng bước được ứng dụng trong các bước thiết kế ở những công trình có yếu tố kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, việc ứng dụng công cụ BIM để hỗ trợ công tác đo bóc tiên lượng và lập dự toán vẫn chưa cùng nhịp độ phát triển so với các công cụ khác. Điều này làm lãng phí những lợi ích mà mô hình BIM mang lại. Bài báo sẽ giới thiệu về việc ứng dụng BIM trong công tác đo bóc và lập dự toán thông qua việc phân tích tổng kết kinh nghiệm. Từ đó đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng BIM trong công tác đo bóc tiên lượng và lập dự toán ở Việt Nam.

Từ khoá: Mô hình thông tin công trình; BIM; đo bóc tiên lương; lập dự toán.

Nhận ngày 11/10/2015, chỉnh sửa ngày 25/10/2015, chấp nhận đăng 07/01/2016

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-01-2016
Chuyên mục
Bài báo khoa học