Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số khuếch đại đến ứng xử chịu xoắn thuần túy của dầm hộp bê tông cốt thép

  • Nguyễn Vĩnh Sáng Phân hiệu Trường đại học Thủy Lợi
  • Nguyễn Anh Dũng Trường đại học Thủy Lợi
  • Nguyễn Ngọc Thắng Trường đại học Thủy Lợi
Từ khóa: Ứng xử chịu xoắn; dầm rỗng bê tông cốt thép; hệ số khuếch đại; mô hình màng hóa mềm cho xoắn.

Tóm tắt

Mô hình màng hóa mềm chịu xoắn (SMMT) được phát triển dựa trên mô hình hóa màng mềm (SMM) cho cấu kiện chịu cắt. Mô hình SMMT được hiệu chỉnh khi xem xét ứng xử kéo của bê tông và hệ số ảnh hưởng của biến dạng hai trục và một trục thông qua hệ số khuếch đại Hsu/Zhu. Ngoài ra, mô hình SMMT còn xét đến việc suy giảm biến dạng do uốn ngoài mặt phẳng do xoắn nên hệ số Hsu/Zhu giảm 20% so với chịu cắt cho phép dự đoán chính xác ứng xử xoắn trước và sau nứt. nứt. Hơn nữa, mô hình SMMT cũng đã có các cải tiến để áp dụng dự đoán ứng xử dầm rỗng bê tông cốt thép thông qua các hệ số khuếch đại ứng suất kéo, nén, mô đun đàn hồi và biến dạng kéo của bê tông cũng như hạn chế chiều dày hiệu dụng so với chiều dày thực của dầm rỗng. Tuy nhiên, các hệ số này cũng ảnh hưởng đến trạng thái trước và sau nứt. Mô hình SMMT hiệu chỉnh mô hình vật liệu cốt thép hai đoạn thẳng chảy dẻo lý tưởng và ảnh hưởng của hệ số khuếch đại Hsu/Zhu tại điểm phân giới 0,002 được sử dụng. Mô hình SMMT sửa đổi này cho kết quả rất tốt về ứng xử chịu xoắn và mô men xoắn cực đại so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Cuối cùng, ảnh hưởng của các hệ số khuếch đại bê tông cho dầm rỗng BTCT được xem xét và đánh giá.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
25-02-2025
Chuyên mục
Bài báo khoa học