Nghiên cứu ứng xử chịu xoắn thuần túy của dầm bê tông cốt thép bằng mô hình màng hóa mềm cho xoắn

  • Nguyễn Vĩnh Sáng Phân hiệu Trường đại học Thủy Lợi
  • Nguyễn Anh Dũng
  • Nguyễn Ngọc Thắng Trường đại học Thủy Lợi
  • Lê Đăng Dũng Trường Đại học Giao thông vận tải
Từ khóa: ứng xử chịu xoắn, mô men xoắn cực hạn, hệ số Hsu/Zhu, dầm bê tông cốt thép, mô hình màng hóa mềm cho xoắn

Tóm tắt

Mô hình giàn hóa mềm (STM) đã được sử dụng để phân tích ứng xử xoắn của các cấu kiện bê tông từ những năm 1980. Tuy nhiên, phương pháp STM này bỏ qua ảnh hưởng của ứng suất kéo bê tông và chỉ có thể dự đoán ứng xử sau nứt. Trong khi đó, mô hình màng hóa mềm (SMM), được phát triển để dự đoán ứng xử cho các phần tử màng bê tông cốt thép chịu cắt, được mở rộng cho các cấu kiện bê tông cốt thép chịu xoắn, được gọi là mô hình màng hóa mềm cho xoắn (SMMT). Mô hình SMMT đã xem xét ảnh hưởng của ứng suất kéo bê tông và có thể dự đoán toàn bộ đường cong mô men – góc xoắn trước và sau nứt. Mô hình SMMT sử dụng có sửa đổi mô hình vật liệu cốt thép là mô hình hai đoạn thẳng, chảy dẻo lý tưởng. Ảnh hưởng của hệ số khếch đại Hsu/Zhu tại điểm phân giới cũng được xem xét. Mô hình SMMT sửa đổi này cho kết quả rất tốt về ứng xử chịu xoắn và mô men xoắn cực hạn so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Cuối cùng, điểm phân giới 0,002 được đề xuất sử dụng để tránh sự thay đổi đột ngột mô men xoắn.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
25-11-2024
Chuyên mục
Bài báo khoa học

Most read articles by the same author(s)