Tính khả dụng của các quy trình tính toán sức kháng uốn cho dầm bị ăn mòn gia cường kháng uốn bằng tấm BFRP

  • Đỗ Đại Thắng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Chu Văn Tư Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đinh Văn Thuật Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Long Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: quy trình tính toán, kiểm chứng, dầm BTCT bị ăn mòn, gia cường kháng uốn, tấm BFRP

Tóm tắt

Bài báo kiểm chứng khả năng áp dụng quy trình tính toán khả năng kháng uốn của dầm bê tông cốt thép (BTCT) được gia cường bằng tấm FRP trong các hướng dẫn thiết kế CNR-DT 200 R1/2013 và ACI 440.2R-17 cho trường hợp dầm BTCT có cốt thép chịu kéo bị ăn mòn được gia cường bằng tấm BFRP. Kết quả kiểm chứng cho thấy các quy trình tính nêu trên cho kết quả an toàn và có độ phân tán thấp. Mức độ an toàn của các hướng dẫn này đều tăng theo mức độ ăn mòn của cốt thép và số lớp BFRP gia cường. Thực tế này cho thấy các hướng dẫn thiết kế nêu trên có thể áp dụng được cho trường hợp dầm có cốt thép bị ăn mòn được gia cường bằng tấm BFRP. Một hiệu chỉnh thực nghiệm nhằm xét đến ảnh hưởng của sự ăn mòn cốt thép đến biến dạng hữu hiệu của tấm BFRP cũng được bổ sung vào quy trình dự đoán khả năng kháng uốn của dầm BTCT bị ăn mòn được gia cường bằng tấm BFRP. Kết quả kiểm chứng cho thấy khả năng kháng uốn của dầm BTCT bị ăn mòn được gia cường bằng tấm BFRP có thể dự đoán được theo quy trình hiệu chỉnh này với kết quả gần với thực nghiệm hơn so với các hướng dẫn thiết kế đã nêu.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-11-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học