Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ nén và mô đun đàn hồi của bê tông cốt liệu cao su bằng mô hình học máy

  • Trần Văn Quân Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Số 54, Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Hoàng Giang Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Tân Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bê tông cao su, vụn cao sau cắt nhỏ, vụn cao su, cường độ chịu nén, mô đun đàn hồi, mô hình học máy

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào phát triển mô hình học máy để thiết kế thành phần bê tông sử dụng cốt liệu cao su. Mô hình tăng cường độ dốc (GB) dự đoán cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi với độ chính xác cao trên tập dữ liệu kiểm chứng với hệ số xác định R= 0,9983 và sai số căn quân phương RMSE = 0,8947 MPa khi
dự đoán cường độ chịu nén và R= 0,9971 và RMSE = 0,7473 GPa cho dự đoán mô đun đàn hồi. Các giá trị SHAP toàn cục và tuyệt đối được sử dụng để đánh giá độ ảnh hưởng của tám tham số đầu vào đến cường độ
chịu nén và mô đun đàn hồi. Ảnh hưởng của các yếu tố đến cường độ chịu nén được sắp xếp theo thứ tự là: Vụn cao su cắt nhỏ (CR) > Vụn cao su (TR) > Xi măng (C) > Nước (W) > Muội silic (SF) > Cốt liệu thô (CA) > Cát
(S) và với mô đun đàn hồi theo thứ tự là CR > TR > W > C > CA > S > SF. Hàm lượng nước, TR và CR làm giảm cường độ và mô đun đàn hồi của bê tông cao su khi tăng hàm lượng, trong khi các yếu tố còn lại đều có lợi cho việc cải thiện cường độ chịu nén và mô đun đàn hồi khi tăng hàm lượng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
26-05-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học