Nghiên cứu áp lực sóng xung kích khi xảy ra nổ đồng thời

  • Nguyễn Xuân Bàng Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân Sự, 236 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Mai Viết Chinh Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân Sự, 236 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Từ khóa: sóng xung kích, TNT, CONWEP, coupled Euler-Lagrange, hiệu ứng Mach

Tóm tắt

Nghiên cứu về các tác động của vụ nổ đến công trình là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh
giá, kiểm soát, giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của chúng. Trong tính toán, đến nay mới chủ yếu đề cập đến
trường hợp vụ nổ đơn, chưa đề cập nhiều đến trường hợp nổ nhiều lượng nổ đồng thời, chỉ có thể đánh giá qua thí nghiệm nổ hiện trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các thí nghiệm nổ hiện trường với các yêu cầu khắt khe về an toàn và kỹ thuật, phải thực hiện nhiều lần là một công việc khó khăn, tốn kém, mất nhiều thời gian. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu áp lực sóng xung kích với nhiều kịch bản nổ khác nhau (một lượng nổ, hai lương nổ đồng thời có khối lượng bằng nhau hoặc khác nhau) bằng phương pháp mô phỏng. Độ tin cậy của mô hình được kiểm chứng qua việc so sánh với các công thức thực nghiệm và các công bố khác. Các kết quả đạt được bổ sung thêm các kiến thức quan trọng về phân tích nổ, giúp tăng cường độ chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức (khi có thể chính xác hóa số liệu trước khi thí nghiệm hiện trường) và nâng cao hiệu quả trong thiết kế kết cấu chịu tải trọng nổ.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-11-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học