Phân tích tĩnh tấm FGM có vi bọt rỗng trên nền đàn hồi Kerr theo lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất đơn giản

  • Trần Minh Tú Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Long Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Thúy Hằng Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Văn Bình Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Hà Tĩnh; Cẩm Vĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, Việt Nam
  • Tạ Thị Hiền KhoaCông trình, TrườngĐại học Giao thông vận tải, 3 phố CầuGiấy,quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: phân tích tĩnh, tấm FGM có vi bọt rỗng, biến dạng cắt bậc nhất đơn giản, lời giải Navier, nền đàn hồi Kerr

Tóm tắt

Bài báo tiến hành phân tích tĩnh tấm FGM có vi bọt rỗng đặt trên nền đàn hồi Kerr theo lý thuyết biến dạng cắt
bậc nhất đơn giản. Không giống như lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất Reissner-Mindlin, lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất đơn giản quan niệm độ võng gồm hai thành phần: do biến dạng uốn và do biến dạng cắt ngang gây nên, vì thế số thành phần chuyển vị giảm từ năm xuống bốn ẩn số. Ba loại tấm được xét đến gồm tấm hoàn hảo, tấm có vi bọt rỗng phân bố đều và không đều. Dựa trên nguyên lý thế năng cực tiểu, hệ phương trình cân bằng được thiết lập và giải bằng cách sử dụng dạng nghiệm Navier cho tấm chữ nhật liên kết khớp trên chu tuyến. Ảnh hưởng của các tham số vật liệu, kích thước và nền đàn hồi đến độ võng và các thành phần ứng suất của tấm được khảo sát qua các ví dụ số.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-11-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học