Ứng xử bám dính của tấm CFRP gia cường kháng uốn trong dầm bê tông ứng suất trước dùng cáp không bám dính đã nứt

  • Phan Vũ Phương Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, 35-37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đặng Đăng Tùng Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đinh Văn Thuật Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Long Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: cường độ bám dính, liên kết CFRP – bê tông, dầm bê tông ứng suất trước, cáp không bám dính

Tóm tắt

Bài báo này nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của hàm lượng tấm CFRP và neo U-CFRP (neo U) đến đặc
tính bám dính của liên kết CFRP – bê tông trong dầm BTUST dùng cáp không bám dính đã bị nứt trước khi gia
cường. Chương trình thực nghiệm được tiến hành trên năm dầm BTUST dùng cáp không bám dính được gia cường kháng uốn bằng tấm CFRP với các thông số thay đổi gồm số lớp CFRP (4 hoặc 6 lớp) và sử dụng neo U hoặc không. Kết quả cho thấy kiểu phá hoại của các dầm BTUST dùng cáp không bám dính được gia cường kháng uốn bằng tấm CFRP bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố có hay không có neo U, việc bố trí neo và trạng thái hư hỏng trước khi gia cường (không hoặc có vết nứt). Biến dạng bong tách tấm CFRP của dầm có sự khác biệt rõ so với của mẫu kéo trượt trong nghiên cứu trước đây với sự thay đổi đột ngột và không đều của biến dạng tấm CFRP. Việc sử dụng neo U giúp tăng biến dạng bong tách của tấm CFRP trong dầm (lên tới 127%).
Cường độ bám dính của tấm CFRP với bê tông trong các mẫu dầm có/không sử dụng neo U cao hơn nhiều so với của mẫu kéo trượt lần lượt trung bình là 55% và 237%.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-08-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học