Đánh giá nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn bằng các phương pháp thực nghiệm và mô phỏng số

  • Chu Thị Hải Vinh Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Đại Học Bách Khoa Tp HCM, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Bùi Đức Vinh Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Đại Học Bách Khoa Tp HCM, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Nhật Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật và Tư vấn Xây Dựng Hoàng Vinh, 375-377 đường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lê Văn Phước Nhân Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Đại Học Bách Khoa Tp HCM, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Hải Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật và Tư vấn Xây Dựng Hoàng Vinh, 375-377 đường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: Bê tông khối lớn, thí nghiệm đoạn nhiệt, mô hình truyền nhiệt, thí nghiệm Mockup, tốc độ gia nhiệt

Tóm tắt

Quá trình phản ứng thủy hóa trong bê tông sinh ra nhiệt và kích thước khối bê tông lớn làm cho khả năng tản nhiệt thấp dẫn đến nhiệt độ tăng nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình đông kết. Lượng nhiệt thủy hóa cần được đánh giá và kiểm soát trong quá trình đổ bê tông và bảo dưỡng nhằm hạn chế khả năng gây nứt trong bê tông. Bài viết này trình bày 2 phương pháp thí nghiệm đo lượng nhiệt thủy hóa của bê tông là phương pháp Mockup và phương pháp đoạn nhiệt. Các giá trị này sẽ được so sánh với giá trị nhiệt độ thực tế đo được tại hố móng công trình. Bên cạnh đó, dữ liệu của phương pháp thí nghiệm đoạn nhiệt được sử dụng cho bài toán mô phỏng phần tử hữu hạn nhằm dự đoán trường nhiệt độ trong khối bê tông bằng phần mềm ANSYS. Kết quả cho thấy giá trị nhiệt lượng của mô phỏng gần đúng với nhiệt lượng đo được tại công trình. Như vậy, việc áp dụng thí nghiệm đoạn nhiệt trong việc dự đoán nhiệt độ của bê tông khối lớn có độ tin cậy cao, tiết kiệm chi phí và có thể được áp dụng hiệu quả trong giai đoạn lựa chọn thành phần cấp phối bê tông

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
28-02-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học