Khảo sát thực nghiệm ứng xử chọc thủng của liên kết sàn bê tông ứng suất trước – cột CFT sử dụng chi tiết liên kết dạng bản

  • Lưu Thanh Bình Sở Xây dựng Kiên Giang, 745B đường Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
  • Ngô Hữu Cường Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Minh Long Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: Khảo sát thực nghiệm, liên kết sàn BTUST – cột CFT giữa, chi tiết liên kết dạng bản, khả năng kháng chọc thủng, độ dẻo, chỉ số hấp thụ năng lượng

Tóm tắt

Bài báo này khảo sát thực nghiệm ứng xử chọc thủng của liên kết sàn bê tông ứng suất trước cáp không bám dính (BTUST) – cột thép nhồi bê tông (CFT) sử dụng chi tiết liên kết dạng bản. Chương trình thực nghiệm
được thực hiện trên bốn mẫu kích thước lớn, gồm ba mẫu liên kết sàn BTUST – cột CFT và một mẫu liên kết
sàn BTUST – cột bê tông cốt thép (BTCT). Kết quả thực nghiệm cho thấy các mẫu liên kết sàn BTUST – cột
CFT đều có khả năng kháng chọc thủng và chỉ số hấp thụ năng lượng lớn hơn so với của liên kết sàn BTUST –
cột BTCT; đặc biệt, khả năng biến dạng và độ dẻo của chúng lớn hơn rất đáng kể (lên tới 39% và 25%). Trước
khi nứt, độ cứng của các mẫu sàn BTUST – cột CFT lớn hơn so với của mẫu sàn BTUST – cột BTCT; nhưng,
nó giảm nhẹ (13%) so với của mẫu sàn BTUST – cột BTCT ở giai đoạn sau nứt. Hình dạng của chi tiết liên kết
ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng kháng chọc thủng, độ cứng cũng như độ dẻo và chỉ số hấp thụ năng lượng của mẫu.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
30-05-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học