Đánh giá hiệu quả giảm phát thải CO2 của bê tông chất lượng siêu cao sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng silica fume và tro bay

  • Trần Đức Bình Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Sỹ Đồng Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Công Thắng Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tuấn Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam http://orcid.org/0000-0001-7385-4400
  • Phạm Xuân Anh Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Văn Tấn Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: phụ gia khoáng, bê tông chất lượng siêu cao, phát thải CO2, silica fume, tro bay, đánh giá vòng đời sản phẩm

Tóm tắt

Bê tông chất lượng siêu cao (UHPC) là thế hệ bê tông mới với các tính chất vượt trội về tính công tác, tính chất cơ học (cường độ nén > 120 MPa), và độ bền lâu. Tuy vậy, việc phát triển bê tông này dẫn đến tác động bất lợi lớn về môi trường khi lượng xi măng sử dụng (thông thường) là 900-1000 kg/m3. Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng các phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng nhưng vẫn đạt các tính chất mong muốn. Bài báo này nghiên cứu đánh giá hiệu quả phát thải CO2 (theo cách tiếp cận vòng đời sản phẩm) của UHPC sử dụng đơn phụ gia khoáng tro bay (FA), silica fume (SF) và hỗn hợp của chúng. Kết quả cho thấy lượng phát thải CO2 giảm 23,3%, 44,3%, 30,9% khi sử dụng FA, SF, và hỗn hợp SF+FA thay thế  xi măng.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
17-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học