Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ cường độ cao sử dụng hạt vi cầu rỗng từ tro bay

  • Lê Việt Hùng Viện Vật liệu xây dựng, 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Lê Trung Thành Viện Vật liệu xây dựng, 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tuấn Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam http://orcid.org/0000-0001-7385-4400
Từ khóa: bê tông nhẹ chịu lực, bê tông nhẹ cường độ cao, cenospheres, hạt vi cầu rỗng từ tro bay, cốt liệu nhẹ, cường độ nén, độ hút nước, tính dẫn nhiệt

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo loại bê tông nhẹ cường độ cao (HSLWC) sử dụng cenospheres từ tro bay (FAC) với cường độ nén trên 40 MPa và khối lượng thể tích 1300-1600 kg/m3 (FAC-HSLWC). Hàm lượng FAC sử dụng thay thế cát với tỷ lệ 0, 50, 70 và 100% (theo thể tích). Ngoài ra, ảnh hưởng của phụ gia khoáng là silica fume (SF) và xỉ hạt lò cao nghiền mịn (GGBFS) trong chất kết dính đến cường độ của FAC-HSLWC cũng được nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi thay thế cát bởi FAC, khối lượng thể tích giảm và cường độ riêng tăng đáng kể. Sử dụng phụ gia khoáng SF và SF kết hợp GGBFS ở tỷ lệ 20-40% làm cải thiện cường độ nén và độ hút nước của bê tông, trong khi tỷ lệ GGBFS đến 60% mặc dù cải thiện độ hút nước nhưng làm giảm cường độ 28 ngày so với chỉ sử dụng OPC. Ngoài ra, tương tự các loại bê tông nhẹ khác, hệ số dẫn nhiệt của FAC-HSLWC giảm đáng kể và phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ FAC thay thế cát hay khối lượng thể tích của bê tông.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
17-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học