Nghiên cứu thực nghiệm gia cường sức kháng uốn cho dầm bê tông cốt thép bằng tấm CFRP ứng suất trước

  • Hồ Mạnh Hùng Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Phạm Ngọc Phương Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Phan Hoàng Nam Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
Từ khóa: gia cường, sức kháng uốn, tấm CFRP ứng suất trước, vật liệu composite, dầm BTCT

Tóm tắt

Phương pháp gia cường kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) sử dụng vật liệu composite cốt sợi carbon (CFRP) ứng suất trước đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Phương pháp này cho phép vật liệu composite phát huy tối đa khả năng làm việc của nó trong việc nâng cao cường độ, giảm độ võng, hạn chế và giảm bề rộng vết nứt. Bên cạnh đó, việc tạo ứng suất trước trong vật liệu composite cũng có tác dụng cải thiện sự dính bám giữa vật liệu composite và bề mặt bê tông. Nghiên cứu này đề xuất mô hình thực nghiệm gia cường sức kháng uốn cho dầm BTCT sử dụng tấm CFRP ứng suất trước xét tới ảnh hưởng của lực kéo trước trong việc nâng cao sức kháng uốn cho dầm. Tổ hợp gồm bốn dầm được chế tạo, trong đó một dầm không được gia cường đóng vai trò là dầm đối chứng, một dầm có gia cường CFRP không tạo ứng suất trước và hai dầm gia cường CFRP có tạo ứng suất trước. Kết quả thực nghiệm cho thấy sức kháng uốn của dầm gia cường theo phương pháp này tăng hơn 2 lần so với dầm không gia cường và tăng gần 1,2 lần so với dầm gia cường không tạo ứng suất trước trong tấm CFRP.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học