Ảnh hưởng của ăn mòn, hà bám và xói đến kết cấu Monopile đỡ turbine gió ở Việt Nam

  • Mai Hồng Quân Khoa Xây dựng Công trình biển & Dầu Khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Lương Cao Linh Khoa Xây dựng Công trình biển & Dầu Khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: kết cấu đỡ turbine gió, kết cấu monnopile, phản ứng động, ảnh hưởng của ăn mòn, ảnh hưởng của hà bám, ảnh hưởng của xói chân cọc

Tóm tắt

Điện gió ngoài khơi đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Điện gió trên bờ và điện gió ven biển ở Việt Nam đã đạt được tốc độ phát triển rất nhanh trong một vài năm qua, đóng góp đáng kể vào nguồn năng lượng quốc gia và kỳ vọng sẽ có được những thành quả như vậy đối với điện gió ngoài khơi. Trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi nhiều dạng kết cấu đã được phát triển nhưng kết cấu Monopile là kết cấu phổ biến nhất, rất phù hợp để đỡ turbine gió ở những vùng nước vừa và những vùng nước nông như ở các vùng gần bờ biển Việt Nam. Monopile là loại kết cấu một cột đơn nhạy với các tác động trực tiếp của tải trọng động do sóng và gió, cũng như các tác động của môi trường như: ăn mòn, tăng kích thước do hà bám, xói chân cọc. Các tác động của môi trường làm thay đổi khả năng chịu lực của kết cấu và ảnh hưởng đến an toàn của công trình. Bài báo thực hiện các phân tích và tính toán các bài toán cụ thể, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nêu trên đến sự làm việc của kết cấu và đưa ra các kiến nghị cho quá trình tính toán thiết kế các công trình Monopile trong thực tế.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-10-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học