Mô hình số kỹ thuật cho cầu đúc sẵn sử dụng trong thiết kế định hướng chế tạo và lắp dựng

  • Nguyễn Duy Cương Khoa Kỹ thuật xây dựng và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Chung Ang, Hàn Quốc
  • Chang-su Shim Khoa Kỹ thuật xây dựng và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Chung Ang, Hàn Quốc
  • Nguyễn Thế Quân Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: mô hình thông tin công trình (BIM), mô hình số kỹ thuật (DEM), thiết kế cho chế tạo (DfM), thiết kế cho lắp dựng (DfA), phương pháp thiết kế định hướng chế tạo và lắp dựng (DfMA)

Tóm tắt

Xây dựng cầu sử dụng cấu kiện đúc sẵn đang là xu hướng công nghệ chủ đạo để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng chi phí. Từ giai đoạn thiết kế đến các giai đoạn sản xuất và lắp dựng, việc chuyển giao thông tin theo các cấu kiện đúc sẵn là một thách thức kỹ thuật lớn do hiệu ứng silo cản trở việc trao đổi thông tin giữa các giai đoạn. Nghiên cứu này xem xét tác dụng của chuyển đổi số, một xu hướng sử dụng mô hình kỹ thuật số kết hợp với các tri thức khác trong các dự án xây dựng đối với vấn đề này. Mô hình số kỹ thuật (Digital Engineering Model - DEM) cho cầu sử dụng cấu kiện đúc sẵn đã được nghiên cứu đề xuất để kết nối các dòng chảy kỹ thuật từ mô hình kỹ thuật số cho thiết kế, đến mô hình số cho chế tạo và lắp dựng. Để minh họa, bài báo trình bày kết quả thử nghiệm áp dụng Phương pháp Thiết kế định hướng Chế tạo và Lắp dựng (Design for Manufacturing and Assembly - DfMA) và BIM (Building Information Modelling) cho giai đoạn thiết kế cầu sử dụng cấu kiện đúc sẵn, cho một trụ cầu tiền chế. Kết quả thử nghiệm chứng minh các mô hình này giúp tăng tính hiệu quả trong việc phối hợp và giao tiếp giữa các bên hữu quan dự án.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
03-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học