Nghiên cứu sử dụng bùn thải nạo vét sông Nhuệ chế tạo gốm tường theo phương pháp tạo hình bán khô

  • Nguyễn Nhân Hòa Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Xuân Huân Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Hồng Quân Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Vũ Khải Hoàn Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bùn thải, bùn thải đô thị, gốm tường, tạo hình bán khô, đất sét

Tóm tắt

Ngày nay, gạch gốm nung vẫn có nhu cầu sử dụng để xây rất lớn vì chúng là sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sản xuất gạch thường là đất sét dẻo, đất nông nghiệp, đang dần cạn kiệt. Bùn thải đô thị thì rất lớn và gây ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu tái sử dụng bùn thải ứng dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng bùn thải nạo vét từ sông Nhuệ và nguyên liệu đất sét Hữu Hưng để sản xuất gốm tường theo phương pháp tạo hình bán khô. Phương pháp tạo hình này có ưu điểm cho phép sử dụng nguyên liệu kém dẻo, độ ẩm tạo hình rất thấp. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng bùn thải sử dụng với hàm lượng lớn từ 30÷50% để chế tạo được gạch xây. Đặc biệt khi sử dụng bùn 30÷40% cho ra sản phẩm có các tính chất phù hợp TCVN 1451:1998: hình dạng vuông vắn, màu sắc tốt, cường độ chịu nén Rn ≥ 150 kG/cm2, độ hút nước bão hòa Hp đạt 11÷16%,...

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
17-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học