CÁC BIỆN PHÁP THÔNG GIÓ VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ NỘI

  • Trần Ngọc Quang Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng
  • Vũ Thị Quỳnh Linh Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Tổng cục Môi trường

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí và hiện tượng dịch bệnh lây truyền trong các tòa nhà ngày càng tăng cao do xu hướng kín hóa công trình, hạn chế cấp gió ngoài để tiết kiệm năng lượng và sự gia tăng của các nguồn gây ô nhiễm bên trong, đặc biệt tại các trường tiểu học, nơi các em học sinh thường ở trường suốt cả ngày. Thêm nữa, các em học sinh tiểu học rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do các chất ô nhiễm không khí. Nghiên cứu về chất lượng không khí tại các trường tiểu học đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được công bố. Sử dụng 2 bộ thiết bị, các tác giả đã đo đồng thời và liên tục chất lượng không khí, bao gồm khí CO2, nhiệt độ và độ ẩm bên trong và bên ngoài tại 8 trường tiểu học ở Hà Nội để lần đầu tiên lượng hóa và bước đầu đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp thông gió đến nồng độ CO2 bên trong các lớp học. Nồng độ trung bình của CO2 lần lượt từ 477-728 ppm và 334-424 ppm tại bên trong và bên ngoài lớp học. Phân tích thống kê cho thấy nồng độ bên trong của khí CO2 bị ảnh hưởng rõ ràng bởi sự thông thoáng và biện pháp thông gió được sử dụng trong mỗi phòng học và có nguy cơ tăng cao vượt quá giới hạn cho phép khi đóng kín cửa sổ để bật máy điều hòa không khí.

Từ khóa: CO2 ; thông gió tự nhiên; sử dụng điều hòa.

Nhận ngày 6/7/2014, chỉnh sửa ngày 18/7/2014, chấp nhận đăng 10/9/2014

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
10-09-2014
Chuyên mục
Bài báo khoa học