HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU TẠI TRIỀU KHÚC, HÀ NỘI

NHỮNG LỢI ÍCH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

  • Trần Hoài Lê Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng
  • Nguyễn Thị Kim Thái Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng

Tóm tắt

Cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác, hệ thống hạ tầng thuật đô thị và hoạt động quản lý chất thải thải rắn tại Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế. Các công ty môi trường đô thị hoặc các công ty dịch vụ công cộng tại các đô thị hiện chưa đáp ứng được đầy đủ dịch vụ thu gom, tái chế và xử lý chất thải rắn một cách có hiệu quả. Hầu hết các hoạt động tái chế chất thải hiện đang được thực hiện bởi những cá nhân hoặc cơ sở nhỏ lẻ với qui mô hộ gia đình theo phương cách tự phát tại các làng nghề. Với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu quốc gia về Môi trường (NIES) của Nhật Bản, nhóm cán bộ của Khoa Kỹ thuật Môi trường - Trường ĐH Xây dựng đã bước đầu thực hiện khảo sát, đánh giá hoạt động tái chế phế liệu nhựa từ chất thải rắn sinh hoạt tại làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội trong hai năm 2011-2012. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu những lợi ích kinh tế - xã hội do hoạt động tái chế phế liệu nhựa mang lại đồng thời cũng cảnh báo những rủi ro tới chất lượng môi trường sống của những người dân ở làng nghề này.

Từ khóa: Chất thải rắn; phế liệu nhựa; làng nghề tái chế; ô nhiễm môi trường.

Nhận ngày 1/8/2014, chỉnh sửa ngày 15/8/2014, chấp nhận đăng 10/9/2014

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
10-09-2014
Chuyên mục
Bài báo khoa học