NGHIÊN CỨU MẶT CẮT ĐÊ THÍCH HỢP ĐỂ GIẢM LƯU LƯỢNG SÓNG TRÀN BẰNG MÔ HÌNH BOUSS2D CHO ĐOẠN ĐÊ GIA LỘC-VĂN CHẤN, HUYỆN CÁT HẢI-HẢI PHÒNG

  • Nguyễn Trung Dũng Khoa Xây dựng Công trình biển và Dầu khí, Trường Đại học Xây dựng
  • Nguyễn Xuân Tính Bộ môn Cảng đường thủy, Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi

Tóm tắt

Nghiên cứu về sóng tràn qua đê là một vấn đề cần thiết do hầu hết các tuyến đê biển từ miền Bắc đến miền Nam của nước ta phần lớn chỉ được thiết kế để chống gió bão cấp 9. Chính vì vậy mà dưới điều kiện bão lớn thì sóng thường vượt đỉnh đê gây phá hoại và làm hư hỏng kết cấu đê. Mô hình Bouss2D thuộc bộ phần mềm SMS (Surface-water Modeling System) [8] là một mô hình số trị tính toán lan truyền sóng 2 chiều từ ngoài khơi vào khu vực ven bờ. Gần đây mô hình đã tích hợp thêm mô đun tính toán sóng tràn qua hệ thống đê biển. Đây là một mô hình hiện đại và chưa được nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và áp dụng mô hình Bouss2D tính toán lan truyền sóng và lưu lượng sóng tràn cho đoạn đê Gia Lộc-Văn Chấn, Huyện Cát Hải- Hải Phòng để tìm ra mặt cắt đê thích hợp, có hiệu quả trong vấn đề giảm lưu lượng sóng tràn.

Từ khóa: Lưu lượng sóng tràn; mô hình Bouss2D; mặt cắt đê thích hợp .

Nhận ngày 12/01/2016, chỉnh sửa ngày 26/01/2016, chấp nhận đăng 15/3/2016

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
31-03-2016
Chuyên mục
Bài báo khoa học