Ảnh hưởng của phế thải gốm sứ nghiền mịn đến các tính chất của chất kết dính xi măng

  • Tống Tôn Kiên Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Minh Anh Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Đào Trọng Tráng Khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Thị Vinh Lanh Khoa Xây dựng, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1, đường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: Độ nhớt, Độ hút nước mao quản, phụ gia khoáng (PGK), bột phế thải gốm sứ (BGS), chỉ số hoạt tính cường độ

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá khả năng sử dụng bột gốm sứ được nghiền mịn từ phế thải gốm sứ và thiết bị vệ sinh trong sản xuất xi măng. Các quy luật ảnh hưởng của hàm lượng 10, 20, và 30% bột gốm sứ đến các tính chất của chất kết dính (CKD) xi măng hỗn hợp đã được phân tích. Mặc dù bột gốm sứ có hình dạng không đều và các cạnh sắc, nhưng bề mặt thủy tinh, độ rỗng xốp thấp và khá trơ về hóa học nên bột gốm sứ làm tăng nhẹ 3,2 - 4,8% lượng nước tiêu chuẩn, giảm 11,4 - 27,7% độ nhớt và kéo dài thời gian đông kết của hồ CKD. Kết quảnghiên cứu cho thấy bột gốm sứ hoàn toàn có thể sử dụng làm phụ gia khoáng hoạt tính cho xi măng do chỉ số hoạt tính cường độ ở tuổi 7 và 28 ngày đều đạt lớn hơn 75% theo TCVN 6882:2016. Độ hút nước của mẫu vữa tiêu chuẩn tăng 40,4-53,2% khi sử dụng bột gốm sứ thay thế xi măng từ 10-30%. Còn độ hút nước mao quản sau 24 giờ tăng 10,8% ở tỷ lệ thay thế 10%; nhưng lại giảm 10,8-16,9% khi tỷ lệ thay thế 20-30%. Điều này chứng tỏ, tùy thuộc vào hàm lượng thay thế, BGS có thể hạn chế hình thành lỗ rỗng mao quản và giảm kích thước lỗ rỗng nhờ vào hiệu ứng lấp đầy và các sản phẩm phản ứng puzơlan.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
25-11-2024
Chuyên mục
Bài báo khoa học