Mô hình số phân tích ứng xử của tường chắn đất có cốt sử dụng các loại vật liệu đất đắp tại chỗ khác nhau

  • Nguyễn Thanh Sơn Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam https://orcid.org/0000-0001-8267-5893
  • Trần Ngọc Thiện Ban Quản lý và Đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thế Quyền Ban Quản lý và Đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: đất đắp dính, lưới địa kỹ thuật, tường chắn đất có cốt, phân tích phần tử hữu hạn, biến dạng

Tóm tắt

Trong bài báo này, ứng xử của tường chắn đất gia cố bằng lưới địa kỹ thuật (GRSW) sử dụng vật liệu đất đắp tại chỗ khác nhau đã được nghiên cứu thông qua một chuỗi các phân tích số bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Ảnh hưởng của các tham số thiết kế khác nhau như cường độ kéo của lưới, chiều dài lưới, và khoảng cách lưới theo phương đứng đến chuyển dịch ngang và dạng mặt phá hoại của tường GRSW đã được phân tích và thảo luận. Kết quả cho thấy dịch chuyển ngang mặt tường tăng lên đáng kể khi vật liệu đất đắp có tính dính cao được sử dụng. Với đất đắp có tính dính cao, việc sử dụng lưới có độ cứng dọc trục cao sẽ có vai trò giúp giảm chuyển dịch ngang tường hơn là mục đích để mà nhằm tăng độ ổn định tổng thể. Trong khi đó, cường độ và chiều dài lưới địa kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến chuyển vị ngang và ổn định tổng thể của tường GRSW khi đất đắp rời được sử dụng. Sự phát triển mặt phá hoại sau tường cũng cho thấy khác nhau khi mà sử dụng vật liệu đất đắp khác nhau.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-11-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học