Nghiên cứu khả năng kết hợp cát tái chế từ đá xi măng và thuỷ tinh phát quang thay thế cát tự nhiên trong vữa xây dựng

  • Phạm Bá Tùng
  • Hà Minh Tuấn Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Cao Ngọc Thạch
  • Đào Nguyễn Thanh Bình
  • Nguyễn Văn Đoan
  • Nguyễn Tấn Thành
Từ khóa: hồ xi măng tái chế, thuỷ tinh phát quang, cường độ nén, độ co ngót, đặc trưng phát quang

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát tính khả thi của việc kết hợp cát tái chế từ xi măng (gọi tắt là cát tái chế) và thuỷ tinh
phát quang thay thế cho một phần của hàm lượng cát trong vữa thông thường. Cát tái chế được mô phỏng bằng xi măng đã hoàn toàn thuỷ hoá trong 56 ngày. Thuỷ tinh phát quang được chế tạo bôi bột phát quang với hạt thuỷ tinh Vữa cát tái chế - thuỷ tinh phát quang (LM) được chế tạo bằng cách thay thế 40% hàm lượng cát bằng thuỷ tinh phát quang và cát tái chế sẽ thay thế lần lượt 10-30% hàm lượng cát còn lại. Kết quả cho thấy các mẫu đều đạt cường độ khoảng 45 MPa vào 28 ngày tuổi và các đặc trưng cơ lý khác như độ lưu động, sự co ngót, độ rỗng đều thoả mãn yêu cầu kĩ thuật của vữa xây dựng. Các mẫu LM đều có cường độ ánh sáng hơn cường độ nhận biết của mắt thường trong 8 giờ. Qua đó, vữa cát tái chế – thuỷ tinh phát quang hoàn có thể được ứng dụng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình phụ của kết cấu cầu đường.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
26-02-2024
Chuyên mục
Bài báo khoa học