Nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước và tải lượng ô nhiễm vào sông Tô Lịch

  • Nguyễn Lan Hương Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Thị Việt Nga Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: tải lượng ô nhiễm, sông Tô Lịch, Ô nhiễm chất lượng nước sông, sông nội đô Hà Nội

Tóm tắt

Sông Tô Lịch là một trong số bốn con sông nội đô của thủ đô Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn ô nhiễm chính của sông nội đô chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải bệnh viện lẫn vào nước mưa thải ra sông qua hệ thống thoát nước chung. Nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Tô Lịch trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022 và lấy mẫu quan trắc chất lượng nước 02 đợt vào tháng 08 (mùa mưa) và tháng 11 (mùa khô) năm 2022. Nghiên cứu này cũng xác định tải lượng ô nhiễm vào sông Tô Lịch vào mùa khô qua đo đạc lưu lượng thải vào sông. Kết quả đánh giá trong giai đoạn 05 năm cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu SS, BOD5, COD và NH4+. Tuy nhiên, biểu đồ thể hiện hàm lượng oxy hòa tan trong nước, một chỉ tiêu phản ánh rõ ràng về “sức khỏe của nước sông” suy giảm rõ rệt. Ngược lại, chỉ tiêu vi sinh được cải thiện, từ mức vượt giá trị quy chuẩn cho phép với cột B1 (QCVN 08MT-2015/BTNMT) trên 500 lần vào năm 2015 đến khoảng 30-70 lần vào năm 2022. Kết quả xác định tải lượng thải cho thấy trung bình hàng ngày sông Tô Lịch tiếp nhận khoảng 16,672 tấn BOD, 15.977 tấn NH4+-N, 975 tấn PO43--P, 792 tấn NO3-N, 11,809 tấn SS. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra các giải pháp khôi phục chất lượng nước sông có tính đến sức chịu tải và khả năng tự làm sạch của sông.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
26-05-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học