Thiết kế cơ cấu cam cho máy ép ngói đất sét nung

  • Lê Hồng Chương Khoa Cơ khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Tống Đức Năng Khoa Cơ khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Ngô Thanh Long Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nguyễn Quốc Dũng Khoa Cơ khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Đỗ Văn Nhất Khoa Cơ khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Giang Khoa Cơ khí, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Từ khóa: Cơ cấu cam, Máy ép ngói, Biên dạng cam, Ngói đất sét nung, Trục cam

Tóm tắt

Nhu cầu sử dụng ngói đất sét nung trong xây dựng và trang trí mỹ thuật ở Việt Nam hàng năm rất cao. Trong sản xuất loại ngói này ở Việt Nam thì máy ép sử dụng cơ cấu cam được dùng phổ biến nhất do ưu điểm tạo lực ép lớn, làm việc êm và đặc biệt là các giai đoạn trong chu kỳ ép được thiết kế phù hợp với tính chất của vật liệu làm ngói. Tuy nhiên, trong nước chưa có nghiên cứu tính toán cơ cấu cam cho loại máy ép ngói này. Bài báo giới thiệu một phương pháp tính toán thiết kế cơ cấu cam dựa theo đặc tính của vật liệu làm ngói cho máy ép ngói tự động hai khuôn năng suất 32 viên/phút. Với sự hỗ trợ của phần mềm Inventor, cơ cấu cam được thiết kế thoả mãn các yêu cầu đặt ra về chuyển vị, động học và động lực học. Kết quả thử nghiệm ép thực tế cho thấy máy hoạt động hiệu quả, quá trình ép êm, chất lượng sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
24-08-2023
Chuyên mục
Bài báo khoa học