Giải pháp phát triển công trình cân bằng năng lượng ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
Tóm tắt
Phát triển công trình cân bằng năng lượng là một trong những giải pháp tiềm năng có thể góp phần tăng cường việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các công trình xây dựng ở Việt Nam. Mục tiêu chính của bài báo này là nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến các chính sách, giải pháp phát triển công trình cân bằng năng lượng ở các quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy để đạt được công trình cân bằng năng lượng, cần kết hợp thực hiện đồng thời 03 nhóm giải pháp kỹ thuật bao gồm: (i). Thiết kế thụ động; (ii). Thiết kế chủ động; (iii). Lựa chọn các loại vật liệu xây dựng, thiết bị, hệ thống. Trên cơ sở này, một số đề xuất nhằm phát triển công trình cân bằng năng lượng ở Việt Nam đã được đưa ra, trong đó tập trung vào đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển và ứng dụng điện mặt trời áp mái như là một giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các công trình xây dựng.
Tải xuống
Bản quyền (c) 2023 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Tác phẩm này được cấp phép theo giấy phép Giấy phép Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 Giấy phép Quốc tế .
1. Tác giả chuyển giao toàn bộ bản quyền bài báo cho Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (Tạp chí KHCN XD) – Trường Đại học Xây dựng (ĐHXD), bao gồm quyền xuất bản, tái bản, truyền tải, bán và phân phối toàn bộ hoặc một phần bài báo trong các ấn bản điện tử và in của Tạp chí, trong tất cả các phương tiện truyền thông được biết đến hoặc phát triển sau này.
2. Bằng cách chuyển giao bản quyền này cho Tạp chí KHCN XD, việc sao chép, đăng, truyền tải, phân phối hoặc sử dụng toàn bộ hoặc một phần bài báo bằng bất kỳ phương tiện nào bởi Tác giả đều yêu cầu phải trích dẫn đến Tạp chí một cách phù hợp về hình thức và nội dung, bao gồm: tiêu đề của bài báo, tên các tác giả, tên tạp chí, tập, số, năm, chủ sở hữu bản quyền theo quy định của Tạp chí, số DOI. Khuyến khích đưa kèm đường dẫn (Link) của bài báo đăng trên trang web của Tạp chí.
3. Tác giả và công ty/cơ quan chủ quản đồng ý rằng tất cả các bản sao của bài báo cuối cùng được xuất bản hoặc bất kỳ phần nào được phân phối hoặc đăng bởi họ ở dạng in hoặc điện tử như cho phép ở đây sẽ bao gồm thông báo về bản quyền theo quy định trong Tạp chí và trích dẫn đầy đủ đến Tạp chí như được công bố trên trang web.