Nhận diện tính bản địa của nhà thờ công giáo kiến trúc gỗ tại Việt Nam

  • Vũ Thị Ngọc Anh Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: kiến trúc nhà thờ Công giáo, nhà thờ kiến trúc gỗ, các giải pháp kiến trúc, khí hậu, văn hóa

Tóm tắt

Công giáo từ khi truyền vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 16, đã để lại một khối tài sản kiến trúc lớn với rất
nhiều nhà thờ Công giáo ở Việt Nam. Trong các loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo, loại hình kiến trúc nhà
thờ gỗ đã tạo nên đặc trưng riêng cho kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam. Kiến trúc gỗ truyền thống Việt
Nam đã được sử dụng vào kiến trúc nhà thờ một cách linh hoạt, tìm được sự thích ứng hay cộng sinh trong kiến trúc nhà thờ ngàn năm của phương Tây. Đây là một sự biến đổi linh hoạt, sự sáng tạo hết sức thú vị. Đó là một sự bản địa hoá kiến trúc, với những yếu tố văn hoá, khí hậu, kiến trúc, kỹ thuật, vật liệu xây dựng Việt Nam. Nội dung bài báo muốn nghiên cứu về loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo bằng gỗ trong đó chỉ ra các giải pháp trong kiến trúc rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Với mục tiêu: nhận diện đúng đắn giá trị tính bản địa của Kiến trúc nhà thờ Công giáo bằng gỗ tại Việt Nam để khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa kiến trúc với nơi chốn. Làm cơ sở cho công việc sáng tác thiết kế nhà thờ Công giáo hiện nay và đóng góp vào kiến thức lịch sử kiến trúc Việt Nam. Bên cạnh đó, kiến trúc nhà thờ Công giáo bằng gỗ tại Việt Nam là 1 nhân tố cấu thành di sản kiến trúc Việt Nam, nên nhận diện được giá trị, đặc điểm của nó để phục vụ cho công tác bảo tồn là rất cần thiết.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
01-11-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học