Chuyển đổi mô hình giao thông thích ứng với sự phục vụ của phương tiện công cộng sức chở lớn, tốc độ cao (UMRT) tại khu vực nội đô thành phố Hà Nội

  • Nguyễn Thị Mai Chi Khoa Xây dựng dân dụng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Thanh Mai Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Lại Thị Ngọc Diệp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Hùng Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Xuân Nghĩa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: giao thông công cộng, chuyển đổi phương tiện, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), cấu trúc đô thị

Tóm tắt

Giống như nhiều nước trên thế giới, Hà Nội đã quyết tâm xây dựng thủ đô thành một thành phố “transit” dựa trên mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù và bề dày lịch sử phát triển lâu đời, việc chuyển đổi mô hình giao thông sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn, đặc biệt ở những khu vực trung tâm nội đô. Nghiên cứu này tập trung vào (1) Làm rõ những vấn đề trong việc áp dụng mô hình TOD tại trung tâm nội đô Hà Nội; (2) Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sang mô hình giao thông công cộng và (3) Phân tích cụ thể cho trường hợp nhà ga Hàng Đậu (C8). Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) tồn tại những trở ngại ảnh hưởng tới sự phát triển theo định hướng TOD ở khu vực nội đô, (2) cần thiết cải thiện khả năng tiếp cận tới nhà ga bằng các phương tiện thân thiện môi trường; (3) khai thác giá trị đất đai hiệu quả, đảm bảo các quy định về hạn chế phát triển khu vực nội đô lịch sử.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
01-11-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học