Hướng dẫn thực hành thiết kế thụ động đối với kiến trúc nhiệt đới Việt Nam

  • Phạm Thị Hải Hà Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Thị Khánh Phương Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Đỗ Thành Công Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: thiết kế thụ động;, tiện nghi nhiệt;, công trình dân dụng;, kiến trúc nhiệt đới., hiệu quả năng lượng

Tóm tắt

Thiết kế thụ động trong kiến trúc giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng điện và sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch trong sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng của công trình, duy trì điều kiện tiện nghi nhiệt cùng tiện nghi nhìn cho người sử dụng. Trong thực tế, thiết kế thụ động khó đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu tiện nghi ở mức cao của con người nên các công trình hiện đại thường được lắp đặt hệ thống kỹ thuật để điều khiển nhiệt độ, chiếu sáng và thông gió. Thiết kế thụ động đạt hiệu quả cao nhất khi được áp dụng từ giai đoạn hình thành ý tưởng kiến trúc và thiết kế sơ bộ. Để góp phần thúc đẩy tiến trình Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết với thế giới của Chính phủ và hỗ trợ các kiến trúc sư thiết kế những công trình hiệu quả năng lượng mà không hạn chế sáng tạo trong các giải pháp thiết kế đảm bảo công năng và thẩm mỹ, bài báo đề xuất một số hướng dẫn thực hành thiết kế thụ động đối với ba thể loại công trình áp dụng: (1) sử dụng Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC), (2) sử dụng thông gió tự nhiên và (3) sử dụng chế độ hỗn hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
01-11-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học