Đánh giá độ bền sun-phát của vữa xây dựng chứa bột gạch đất sét nung phế thải

  • Phạm Công Minh Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Hồ Hảo Hớn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lâm Ngọc Trà My Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Hồ Hảo Hớn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: cường độ chịu nén, độ bền sun phát, gạch đất sét nung phế thải, trương nở, vữa xây dựng

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, độ bền sun phát của vữa xây dựng chứa bột gạch đất sét nung phế thải được đánh giá qua sự thay đổi cường độ chịu nén và sự trương nở của vữa khi bị ngâm hoàn toàn vào dung dịch sun phát (Na2SO4) nồng độ 5% trong vòng 6 tháng. Bột gạch đất sét nung sử dụng trong nghiên cứu được chế tạo từ gạch đất sét nung được thu thập trên công trình xây dựng. Tại phòng thí nghiệm, gạch đất sét nung sẽ được làm sạch bụi bẩn và nghiền mịn đến cỡ hạt 45 µm, để có thể thay thế 10%, 20%, và 30% xi măng trong vữa. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi thay thế 10% hoặc 20% xi măng bằng bột gạch đất sét nung sự suy giảm cường độ của vữa bị ăn mòn sun phát trong 6 tháng tương đương vữa đối chứng. Khi tỷ lệ thay thế đạt 30%, cường độ vữa giảm mạnh khi bị ăn mòn sun phát trong 6 tháng. Trong khi đó, vữa có chứa bột gạch đất sét nung giảm sự trương nở đáng kể khi bị ăn mòn sun phát. Cụ thể, sau 6 tháng bị ngâm trong dung dịch sunfat 5%, độ trương nở của thanh vữa xi măng là 0,08%. Vữa chứa bột gạch đất sét nung thay thế 10%, 20% hoặc 30% khối lượng xi măng có độ trương nở giảm 80% so với vữa xi măng thông thường.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
29-12-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học