Nghiên cứu tính toán độ võng ngắn hạn dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và polyme cốt sợi thủy tinh theo TCVN 5574:2018

  • Phan Minh Tuấn Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Việt Tâm Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: cốt GFRP, cốt thép, cốt hỗn hợp thép và GFRP, độ võng ngắn hạn, TCVN 5574:2018

Tóm tắt

Thanh cốt sợi thủy tinh (GFRP) có cường độ cao nhưng mô đun đàn hồi thấp, khiến dầm bê tông cốt GFRP thuần túy thường có độ võng lớn. Việc sử dụng kết hợp cốt thép và cốt GFRP sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, việc xác định độ võng dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và GFRP (cốt SGFRP) hiện chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn. Dựa theo các quan hệ ứng suất-biến dạng của vật liệu theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018, bài báo trình bày một phương pháp xác định độ võng ngắn hạn bằng các nghiên cứu lý thuyết. Qua đó nghiên cứu đã khảo sát độ võng ngắn hạn dầm bê tông cốt SGFRP với các thông số thay đổi, đã so sánh độ võng ngắn hạn dầm bê tông cốt SGFRP với độ võng dầm bê tông cốt thép và dầm bê tông cốt sợi thủy tinh thuần túy.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
29-07-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học