Đánh giá thành phần ion và cacbon trong bụi mịn PM2.5 trong một giai đoạn mùa đông tại một khu vực đô thị ở Hà Nội

  • Bùi Quang Trung Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Đức Lượng Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Bùi Thị Hiếu Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Mạc Văn Đạt Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Duy Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phạm Minh Chinh Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Tuấn Việt Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hoàng Xuân Hòa Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bụi mịn PM2.5, Ion, Cacbon nguyên tố (EC), Cacbon hữu cơ (OC), nguồn thứ cấp

Tóm tắt

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá diễn biến nồng độ khối lượng của các thành phần ion và cacbon trong bụi PM2.5 phát thải ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn mùa đông năm 2021 (từ 5/1 đến 29/1). Nghiên cứu đưa ra những nhận định sơ bộ về nguồn phát thải, các yếu tố tác động tới sự biến đổi của các thành phần trên trong bụi PM2.5. Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ trung bình ngày của bụi PM2.5 là 157,9 µg/m3 - cao hơn khoảng 3 lần so với giá trị giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT. So sánh cho thấy nồng độ của OC là cao nhất (30,8 µg/m3), tiếp theo sau lần lượt là SO42− (10,6 µg/m3),  NH4+(4,1 µg/m3), EC (2,4 µg/m3), K+ (1,1 µg/m3) và thấp nhất là NO3(0,02 µg/m3). Mối tương quan rất cao giữa SO42− và NH4+ (R2=0,98), cho thấy các thành phần thứ cấp này có thể được hình thành do quá trình oxi hóa của khí SO2 và NH3 phát sinh từ các nguồn vùng trong quá trình lan truyền đến địa điểm khảo sát. Trái lại, NO3 và EC có thể phát thải chủ yếu từ nguồn thải giao thông từ quá trình oxi hóa của NOx và đốt nhiên liệu cháy không hoàn toàn, trong khi các nguồn đốt sinh khối ở quy mô vùng có thể là nguồn chính phát thải ra một lượng đáng kể K+ và OC.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
30-05-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học

Most read articles by the same author(s)