Ảnh hưởng của tro bay thay thế một phần cát tới tính chất của vữa xi măng

  • Nguyễn Thị Bích Thủy Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Huỳnh Công Ka Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Trần Triệu Duy Khánh Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Đạt Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đường Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: tro bay, tính công tác, lượng nước yêu cầu, cường độ chịu nén, vữa xi măng

Tóm tắt

Hiện trạng thiếu hụt cát tự nhiên ngày càng trầm trọng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của tro bay thay thế một phần cát trong vữa xi măng. Tỉ lệ tro bay thay thế cát theo thể tích lần lượt là là 0%, 10%, 20%, 30%, và 50%. Cấp phối vữa gồm có hai nhóm mẫu. Đó là nhóm mẫu kiểm soát tỉ lệ nước trên xi măng là 0,6 và nhóm mẫu kiểm soát độ chảy xòe đạt 110 ± 5 mm. Thí nghiệm xác định độ chảy xòe, lượng nước yêu cầu, và cường độ chịu nén của vữa được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ chảy xòe của hỗn hợp vữa giảm dần khi tỉ lệ tro bay thay thế cát tăng lên. Lượng nước yêu cầu cũng tăng dần khi tỉ lệ tro bay thay thế cát tăng. Trong trường hợp vữa có tỉ lệ tro bay thay thế cát là 50% thì vữa có tính công tác thấp nhất và cần lượng nước yêu cầu cũng cao nhất. Đối với cả hai nhóm mẫu vữa, cường độ chịu nén của vữa đều được cải thiện khi sử dụng tro bay thay thế một phần cát, đặc biệt là ở tuổi muộn. Từ kết quả thu được, tỉ lệ tro bay thay thế cát đến 30% vẫn đảm bảo tính công tác cũng như cường độ cho vữa.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
29-07-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học