Mô phỏng ứng xử cục bộ tại vị trí góc khấc của dầm super-T trong giai đoạn sản xuất

  • Bùi Đức Vinh Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lê Nguyễn Phương Công ty cổ phần Beton 6, Km1877 Quốc Lộ 1K, phường Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam
  • Chu Thị Hải Vinh Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lê Văn Phước Nhân Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, 268 đường Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Thanh Hải Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, 195 đường Hà Huy Tập, Tp. Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam
Từ khóa: dầm Super-T, vết nứt xiên góc khấc, ứng suất, mô phỏng bằng Atena

Tóm tắt

Dầm bê tông cốt thép dự ứng Super Tee (Super-T) được biết đến với ưu điểm vượt nhịp lớn, khả năng giữ ổnđịnh lật trong mặt phẳng làm việc và chịu xoắn cao. Bên cạnh đó, quá trình thi công dầm nhanh và  không quá phức tạp. Việc tìm hiểu quá trình phát triển ứng suất trong suốt các giai đoạn thi công và xác định cơ chế tạo ra vết nứt đang được quan tâm. Bài viết này trình bày phương pháp mô phỏng bằng phần mềm Atena để xác định cơ chế hình thành vết nứt xiên ở góc khấc. Kết quả mô phỏng cho thấy sự phát triển ứng suất theo trình tự các bước sản xuất dầm và xác định ứng suất tại vị trí đầu dầm, từ đó chỉ ra những nguyên nhân có thể dẫn đến sự hình thành của vết nứt tại khu vực góc khấc của dầm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
29-07-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học