Nghiên cứu thực nghiệm và thiết lập các mô hình phá hoại khác nhau của bê tông tính năng cao dưới điều kiện nén hạn chế nở hông

  • Nguyễn Duy Liêm Khoa Xây dựng, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, 01 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Nguyễn Huỳnh Tấn Tài Khoa Xây dựng, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, 01 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Lê Thị Bích Thủy Khoa Xây dựng, Trường Đại học Văn Lang, 45 đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Phạm Đình Cường Phòng Hành chính Quản trị, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, 180 đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Từ khóa: HPFRC, hạn chế nở hông, mô hình Mohr-Coulomb, mô hình Hoek-Brown, mô hình Johnston

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, cường độ nén dưới điều kiện hạn chế nở hông của bê tông tính năng cao (high-performance fiber-reinforced concrete, HPFRC) đã được thí nghiệm và phân tích theo ba mô hình phá hoại nén: mô hình Mohr-Coulomb, Hoek-Brown và Johnston. Các mẫu nén hình trụ có cùng đường kính 114 mm, chiều cao 200 mm, có vỏ làm bằng ống thép và nhựa uPVC, tải trọng thiết kế chỉ tác dụng lên lõi HPFRC. Bê tông HPFRC lõi được gia cường hỗn hợp sợi thép với hàm lượng theo thể tích bao gồm 1,0% sợi dài có móc và 0,5% sợi ngắn thẳng phẳng. Vỏ mẫu sử dụng bao gồm vỏ uPVC dày 3,2 mm (ký hiệu uPVC3.2) và 3,8 mm (ký hiệu uPVC3.2) trong khi vỏ thép dày 1,4 mm (ký hiệu ST1.4) và 1,8 mm (ký hiệu ST1.8). Thứ tự các loại vỏ theo độ lớn cường độ nén lõi HPFRC quan sát được như sau: Không có vỏ < uPVC3.2 < uPVC3.8 < ST1.4 < ST1.8. Từ kết quả nén mẫu, các biểu thức được thiết lập theo ba mô hình phá hoại nén để dự đoán khả năng chịu nén của lõi HPFRC.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
01-04-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học