Ảnh hưởng của hàm lượng hạt mịn đến mức độ xói bên trong đối với đất có cỡ hạt bị nhỡ và đất có cấp phối liên tục

  • Trần Đình Minh Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng, 54 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
Từ khóa: xói hạt mịn, hàm lượng hạt mịn, mức độ xói bên trong, chỉ số kháng xói, đất có hạt bị nhỡ và có cấp phối liên tục

Tóm tắt

Xói hạt mịn (suffusion) là xói có chọn lọc, trong đó các hạt mịn bị xói sẽ đi qua lỗ rỗng của các hạt thô do dòng chảy thấm gây ra. Do đó, hàm lượng giữa hạt mịn và hạt thô có ảnh hướng lớn đến mức độ xói của đất. Vì vậy, mục đích chính của bài báo này là thực hiện thí nghiệm xói đối với đất có cỡ hạt bị nhỡ (gap-graded soils) với hàm lượng mịn từ 15% đến 45% và đất cấp có cấp phối liên tục (well-graded soils) với hàm lượng mịn từ 15% đến 25% để nghiên cứu vai trò của các hạt mịn đối với mức độ xói bên trong và sử dụng gradient thủy lực nhiều giai đoạn để khảo sát phân loại xói dựa trên phương pháp năng lượng. Kết quả chỉ ra rằng có hai xu hướng liên quan đến hàm lượng hạt mịn. Đối với đất có cỡ hạt bị nhỡ, chỉ số kháng xói sẽ tăng lên với hàm lượng hạt mịn tăng từ 15% đến 35% và xu hướng ngược lại khi hàm lượng hạt mịn trên 35%. Trong khi đó hàm lượng hạt mịn đạt được mức độ xói lớn nhất đối với đất có cấp phối liên tục là 20% và với hàm lượng này, chỉ số kháng xói của đất đạt giá trị nhỏ nhất.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
30-05-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học