Thời gian ninh kết, cường độ chịu nén và co ngót của vật liệu kiềm hoạt hóa xỉ lò cao nghiền mịn-tro bã mía

  • Lê Đức Hiển Khoa Kỹ thuật công trình, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 19 đường Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam https://orcid.org/0000-0002-8291-6922
  • Yeong-Nain Sheen Khoa Xây dựng, Trường Đại học Quốc lập Khoa học Kỹ thuật Cao Hùng, Đài Loan
Từ khóa: tro bã mía, vật liệu kiềm hoạt hóa xỉ lò cao, thời gian ninh kết, cường độ chịu nén

Tóm tắt

Gần đây, ứng dụng vật liệu kiềm hoạt hóa xỉ lò cao để thay thế xi măng dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tro bã mía –phát sinh trong quá trình đốt bã mía để sản xuất điện sinh khối, hiện chưa được sử dụng hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Bài báo này trình bày nghiên cứu ứng dụng tro bã mía để phát triển vật liệu kiềm hoạt hóa xỉ lò cao. Theo đó, xỉ lò cao hạt mịn được trộn đều với tro bã mía (sau khi sàng qua rây số hiệu #100) theo các tỷ lệ khối lượng khác nhau (100/0, 90/10, 80/20, 70/30, 60/40) để tạo ra vật liệu kiềm hoạt hóa. Dung dịch kiềm hoạt hóa được tổng hợp từ natri hydroxit và thủy tinh lỏng, có độ kiềm khác nhau (6%, 8%, 10%). Mẫu vật liệu kiềm hoạt hóa được dưỡng hộ trong không khí ở nhiệt độ phòng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng lượng tro và dung dịch hoạt hóa với độ kiềm hợp lý có thể điều chỉnh thời gian ninh kết của hỗn hợp. Hỗn hợp 90/10 có cường độ cao nhất và độ hút nước nhỏ nhất. Hỗn hợp 80/20 có độ co ngót nhỏ nhất, giảm 1,3-3 lần so với mẫu 100/0.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
25-02-2022
Chuyên mục
Bài báo khoa học