Nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng đến tính chất của bê tông rỗng thoát nước

  • Ngô Kim Tuân Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Phan Quang Minh Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Hoàng Giang Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Dũng Khoa Vật liệu Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: bê tông rỗng, phế thải xây dựng, cốt liệu tái chế, độ rỗng, hệ số thoát nước

Tóm tắt

Bài báo này trình bày các đặc tính của gạch bê tông rỗng thoát nước sử dụng hỗn hợp cốt liệu tái chế (cốt liệu gạch đỏ và cốt liệu bê tông), trong đó, đặc tính lỗ rỗng và hệ số thoát nước được tập trung phân tích. Các đặc tính cơ học bao gồm cường độ nén, cường độ uốn cũng được trình bày trong nghiên cứu này, đây là thông số xác định ứng dụng của sản phẩm. Trong nghiên cứu sử dụng 10% hạt bê tông khí chưng áp (AAC) kích thước 2,5 – 5 mm để làm tăng độ rỗng trong hạt và tổng độ rỗng của gạch bê tông rỗng. Hỗn hợp cốt liệu có hàm lượng gạch đỏ từ 0%, 20%, 40%, 60%, 80%, 100% làm thay đổi đáng kể tổng độ rỗng của gạch bê tông. Khi thiết kế độ rỗng 20%, tổng độ rỗng tăng từ 32,6% lên 44,4% khi sử dụng 0% và 100% gạch đỏ. Tuy nhiên, cường độ nén của mẫu giảm đáng kể từ 10,6 MPa còn 5,3 MPa. Các cấp phối thiết kế có hệ số thoát nước từ 2,4 – 9,8 mm/s, tương ứng với tổng độ rỗng từ 28,5% đến 48,4%, trong khi đó cường độ nén giảm từ 14,8 MPa xuống 4,5 MPa. Mối quan hệ giữa hệ số thoát nước, độ rỗng và đặc tính cơ học được trình bày trong nghiên cứu.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
17-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học