Yếu tố tác động đến khả năng chuyển đổi phương tiện sang xe buýt của người dân Đà Nẵng

  • Trần Thị Phương Anh Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Nguyễn Phước Quý Duy Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Phan Cao Thọ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, 48 đường Cao Thắng, quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam
  • Fumihiko Nakamura Trường Đại học Tokyo, Tokyo, Nhật Bản
Từ khóa: chuyển đổi phương thức, giao thông công cộng, Đà Nẵng, lựa chọn phương tiện đi lại, mô hình logit nhị phân, hành vi đi lại, xe buýt đô thị, R software

Tóm tắt

Giao thông cá nhân (ô tô và xe máy) (GTCN) tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua là nguyên nhân chính cho các vấn đề của giao thông đô thị. Khuyến khích người dân chuyển đổi từ phương tiện GTCN sang giao thông công cộng do đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đô thị bền vững. Nghiên cứu xác định các nhân tố chính tác động đến khả năng chuyển đổi phương tiện sang xe buýt ở Đà Nẵng. Mô hình logit nhị phân được xây dựng dựa trên dữ liệu thu thập từ 724 phỏng vấn trực tiếp về các chuyến đi của người dân sinh sống quanh khu vực trạm dừng xe buýt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chuyển đổi phương tiện sang xe buýt từ các loại phương tiện khác (đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, được chở, taxi) chịu ảnh hưởng bởi 8 nhân tố chính gồm nghề nghiệp, bằng lái xe máy, mục đích, gần trạm dừng, tiếp cận thông tin xe buýt, điều kiện trạm dừng (có mái che), khu vực trung tâm và mối quan tâm đến việc chuyển đổi các chuyến đi chính. Các nhân tố liên quan đến cảm nhận của người dân đối với hệ thống xe buýt (như an toàn, sức khỏe, tiết kiệm, …) không có tác động đến khả năng chuyển đổi phương tiện sang xe buýt theo mô hình phân tích này.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học