Giải pháp kết cấu hầm bảo vệ ở các tuyến đường vùng núi có nguy cơ cao sụt lở và đá rơi

  • Phùng Bá Thắng Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, 54 đường Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Lại Vân Anh Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, 54 đường Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Văn Quang Khoa Công trình, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, 54 đường Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: đá rơi, tương tác đất đá - kết cấu, áp lực đất đá, hầm bảo vệ

Tóm tắt

Các tuyến đường ở Việt Nam có nhiều tuyến đi qua các sườn núi thường có mặt cắt ngang dạng thùng đấu, chữ L, nửa đào nửa đắp. Với các điều kiện địa hình vùng núi dốc cao, cùng với biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiên tai mưa lũ đã gây ra hiện tượng sụt trượt mái dốc, đá rơi gây hư hỏng công trình, ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. Những giải pháp với công trình đường bộ chống sụt trượt, đá rơi như thay đổi hình dạng mái dốc, giảm độ cao, độ dốc, phản áp ở chân dốc, kiểm soát nước mặt, nước ngầm, hoặc dùng các công trình chống giữ như neo cáp, lưới phủ, phun bê tông, tường chắn... Dù vậy trong thực tế vẫn tồn tại các vấn đề sụt trượt, đá rơi. Bài báo trình bày một giải pháp kết cấu công trình hầm bảo vệ thay cho mặt cắt nền đào của đường sẽ giải quyết được vấn đề sụt trượt, đá rơi. Kết cấu sử dụng là hầm bê tông cốt thép lắp ghép thi công đơn giản, hiệu quả tránh được các rủi ro trong khai thác. Với đề xuất giải pháp kết cấu, thi công cho công trình cụ thể và phân tích tương tác đất đá - kết cấu của kết cấu hầm với tải trọng áp lực đất và tải trọng đá rơi cho thấy khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng bền vững.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học