Nghiên cứu quan trắc ứng suất - biến dạng cầu vòm nhịp lớn trong quá trình thi công sử dụng hệ thống cảm biến dây rung ở Việt Nam

  • Trịnh Phúc Thành Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trần Việt Hùng Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Cù Việt Hưng Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Tiến Phát Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Hùng Sơn Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Vũ Thị Hồng Nhung Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Ngọc Tuấn Khoa Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: theo dõi sức khỏe công trình, quan trắc theo thời gian, thiết bị cảm biến dây rung, cầu vòm bê tông cốt thép, cầu vòm ống thép nhồi bê tông

Tóm tắt

Ngày nay, quan trắc sức khỏe công trình, đặc biệt là đối với cầu nhịp lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và kỹ sư. Phép đo ứng suất - biến dạng là một trong những phép đo quan trọng nhất trong quan trắc công trình cầu. Cảm biến dây rung là thiết bị hiện đại có độ bền cao thích hợp cho việc thu thập dữ liệu ứng suất - biến dạng của kết cấu theo thời gian. Trong vài thập kỉ vừa qua, lĩnh vực xây dựng công trình cầu của Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, nhiều cây cầu nhịp lớn được thực hiện bởi các nhà thầu trong nước, theo đó là nhu cầu quan trắc cho các công trình cầu này ngày càng cao. Bài báo này giới thiệu nghiên cứu ứng dụng thiết bị cảm biến dây rung quan trắc ứng suất – biến dạng theo thời gian trong suốt quá trình thi công hai công trình cầu vòm nhịp lớn có kết cấu và công nghệ thi công phức tạp: cầu Kỳ Cùng (Lạng Sơn) và cầu Hoàng Văn Thụ (Hải Phòng). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả và tiềm năng lớn của việc ứng dụng thiết bị cảm biến dây rung trong quan trắc, theo dõi sức khỏe công trình cầu nhịp lớn với điều kiện đặc thù của một đất nước đang phát triển như Việt Nam.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
22-11-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học