Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và polyme cốt sợi thủy tinh (GFRP) bị ăn mòn bởi ion clorua

  • Nguyễn Tuấn Ninh Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Trịnh Hoài Linh Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Đỗ Văn Hải Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Khúc Văn Tài Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Nguyễn Trung Hiếu Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng,quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Từ khóa: ăn mòn, cốt hỗn hợp thép - GFRP, ứng xử uốn, nứt

Tóm tắt

Thanh polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP) với những ưu điểm như cường độ cao, không bị ăn mòn, không từ tính có thể được sử dụng như cốt chịu lực trong các kết cấu công trình bằng bê tông làm việc trong môi trường xâm thực. Bài báo này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép-thanh GFRP (hay cốt SGFRP) bị ăn mòn bởi ion clorua. 02 mẫu dầm bê tông cốt SGFRP được chế tạo. Bên cạnh đó, để có sự đánh giá tương quan ảnh hưởng của thanh GFRP đến ứng xử của dầm, 02 mẫu dầm bê tông cốt thép thường có cùng cấu tạo cốt thép như dầm bê tông cốt hỗn hợp cũng được chế tạo. Thí nghiệm ăn mòn đẩy nhanh bằng phương pháp ăn mòn điện hóa được tiến hành trên 04 mẫu dầm, cho đến khi xuất hiện các vết nứt trên bề mặt dầm, do cốt thép bị ăn mòn gây ra. Tiếp đến, các mẫu dầm bị ăn mòn được thí nghiệm uốn bốn điểm cho đến khi phá hoại. Kết quả thực nghiệm thu được cho phép làm rõ ứng xử uốn của dầm bê tông cốt SGFRP khi cốt thép bị ăn mòn cũng như vai trò của thanh GFRP trong việc phân tán các vết nứt do uốn và gia tăng khả năng chịu lực của dầm.

 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
16-07-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học