Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông sử dụng xỉ lò cao và tro bay

  • Nguyễn Văn Chính Khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiếu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
  • Phạm Công Tuấn Trung Thành đoàn Đà Nẵng, 71 đường Xuân Thủy, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Từ khóa: cường độ chịu nén, xâm thực axit, xỉ lò cao, tro bay, bê tông

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của xỉ lò cao S95 và tro bay loại F từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng đến khả năng chống xâm thực axit của bê tông. Tỉ lệ các thành phần cấp phối là chất kết dính : cát : đá : nước = 1 : 2 : 3 : 0,6. Xi măng portland được thay thế bởi xỉ lò cao S95 và tro bay loại F với tổng tỉ lệ thay thế theo khối lượng là 20%, trong khi chất kết dính được định nghĩa bằng tổng của xi măng, xỉ lò cao và tro bay. Thí nghiệm về khả năng chống xâm thực axit sunfuric được thực hiện trên mẫu lập phương kích thước 100 × 100 × 100 mm sau khi ngâm 28, 56 và 90 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng nằm trong giới hạn nghiên cứu, xỉ lò cao và tro bay đều góp phần nâng cao độ linh động của vữa bê tông. Xỉ lò cao và tro bay đều nâng cao khả năng chống xâm thực axit của bê tông thông qua việc giảm sự hư hại bề mặt, giảm sự hao hụt khối lượng và sự suy giảm cường độ chịu nén. Ngoài ra, khả năng chống xâm thực axit sunfuric của tro bay lớn hơn so với xỉ lò cao.

 

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.
Xuất bản
17-07-2021
Chuyên mục
Bài báo khoa học